Nhà
xuất bản Đất Sống [14391 Washington
Ave., San Leandro, CA
94578] vừa cho phát hành cuốn sách 100 KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ SĨ (tập
I, 500 trang) của Hồ Nam và Vũ Uyên Giang. Cả hai tác giả, là
những nhà
văn kiêm ký giả hành nghề lâu năm tại Sài Gòn trước năm 1975, nay thì
một ở trong nước và một ở hải ngoại, đã hợp tác chặt chẽ với nhau
để hoàn thành bộ sách tài liệu văn học hiếm quý được thu thập và phê
phán dưới quan điểm chính trị, văn học, nghệ thuật của người Việt Quốc
Gia chân chính và tuy có phần chủ quan nhưng tương đối ngay thẳng và
dựa trên những sự thật. Tác giả chẳng những là người cầm bút có tấm
lòng thiết tha với nền văn học nghệ thuật của người Việt Quốc Gia mà
còn, vừa có kiến thức sâu rộng và vừa quảng giao mới có thể thu thập
được những dữ kiện rải rác trong khoảng không gian và thời gian dài và
rộng, vốn không dễ thu thập trong hoàn cảnh đặc biệt hiện nay.
Những khuôn mặt văn
nghệ sĩ được đề cặp trong sách được sắp xếp theo
thứ tự A,B,C… không phân biệt nam nữ, già trẻ hoặc khuynh hướng.
Đặc biệt kèm theo mỗi khuôn mặt văn nghệ sĩ là một phác họa chân dung
do chính nhà văn Vũ Uyên Giang (có biệt tài vẽ chân dung) thực hiện.
Rải rác qua những trang sách, người đọc sẽ gặp những tài liệu sống,
linh hoạt, thú vị mà không phải ai trong giới cầm bút cũng biết. Những
giai thoại văn học, văn nghệ được ghi nhận trung thực và can đảm,
đôi khi “bốp chát” không ngại mất lòng những khuôn mặt lớn làm cho
người đọc thích thú như được chia sẻ những phát giác thâm cung bí sử
trong giới văn nghệ sĩ.
Xin hai tác giả Hồ Nam và Vũ Uyên Giang cho phép tôi được trích
ra đây một vài trong hàng ngàn chi tiết rất thú vị rài rác trong bộ
sách.
…
8. Chu Vương Miện:
“… Chu Vương Miện là người hay “làm phiền” bạn bè khi cứ photocopy gửi
hàng chục, hàng vài chục bài thơ đăng trên các báo chợ ở hải ngoại đến
bạn bè, xong “bắt” bạn bè đọc và so sánh xem thơ của Chu với Du
Tử Lê ra sao, so với Hà Thúc Sinh ra sao; thơ của ai hay hơn, v.v…”
Chẳng hạn như bài sau đây được của Chu đã được đăng trên báo Hồn
Việt ở quận Cam:
Cuối
năm em gửi cho cái card
Noel chúc phát lộc/ tài phát khùng
Xin đa tạ cô vợ 5 kiếp nữa
Chuyện kỳ đà - cắc ké - kỳ nhông
Tháng 6 mẹ tôi lăn ra chết
…
(Chu Vương Miện)
“Tôi chẳng hiểu thơ như vậy nó hay ở chỗ nào? Nhưng anh vẫn miệt mài
gửi đến ngoài những bản photocopies trên báo chợ, báo chùa; anh còn gửi
cả bằng e-mail cho đầy hộp thư của tôi. Tôi không hiểu sao lại có
báo can đảm đăng những bài thơ như trên ở báo họ được; thật coi thường
độc giả quá đáng.”
[100 KMVNS trang 40, 41]
12. Du Tử Lê, nhà thơ đa
tình:
“Du Tử Lê thường tự khoe là nhà thơ tình nổi tiếng của thế giới tự do,
lâu lâu được một trường đại học ở Mỹ mời tới nói chuyện về thơ (nhưng
nhiều người lại nói là DTL tự in flyers nói về việc “mình được
trường Đại học Mỹ mời nói chuyện” trong khi thật ra là do Hội Sinh Viên
VN ở trường đó tổ chức cho Du Tử Lê Ra Mắt Sách hoặc ngâm thơ và mượn
Hội Trường của Trường Đại học để tổ chức). Người ta tưởng Du Tử Lê yên
phận với vòng nguyệt quế đang đội trên đầu, không ngờ Du Tử Lê lại thậm
thụt về thành phố Sài Gòn giao du với đám “văn nô” Việt Cộng rồi
in thơ tình ở đây.”
“Du Tử Lê là người no người chán nết thích của lạ, đang ngoài vòng
cương tỏa cứ tưởng rằng in thơ tình ở Việt Nam là ngon lành lắm, có
biết đâu bạn đọc ở Việt Nam đã từ lâu coi sách vở in ở Việt Nam như
giấy vệ sinh, chẳng ai thèm ngó ngàng tới cả.” …
“Nhà thơ Hồ Công Tâm ở Austin đã có thơ rằng:
Du
Tử Lê và vụ xì-căng-đan về nước in Thơ
Bố mẹ đặt tên con Cự Phách
Mà con lươn lẹo, con luồn lách!
Hổ ngươi tên tuổi giới làm thơ
Chẳng xứng danh tao nhân mạc khách!
Di tản trở cờ nhục nhã thay
Văn nhân thậm thụt về in sách
Đôi co ?! - Sự thể đã rành rành
Đốn mạt như vầy thà chết quách!
(Hồ Công Tâm)
Du Tử Táo (1)
Rõ là phường phản trắc lưu manh!
Xanh vỏ đỏ lòng chớ chối quanh!
Thậm thụt lòn trôn cầu lợi nhuận
Lom khom liếm gót kiếm hư danh
Dạn dày quen thuộc trò Ưng Khuyển
Tráo trở lạ gì thói Sở Khanh!
Du Tử Táo hề Du Tử Táo!
Nhân gian ai hiểu ??? Hề cho đành!
(Hồ Công Tử)
(1) (Ghi chú của nhà xuất bản: Du Tử Táo là cá tên do Thế Phong, người
viết tựa Tập Thơ đầu tay của Du Tử Lê đặt cho DTL).”
[100 KMVNS trang 52, 53, và 54]
18. Đặng Tiến với giấc
mộng làm Thánh Thán:
… “Là nhà văn có tác phẩm trong tay được in ấn đàng hoàng. Đặng Tiến
mon men về Hà Nội kiếm chút danh chút lợi. Xuất thân từ nghề ngoại
giao, Đặng Tiến rất giỏi vào luồn ra cúi, bắt tay được khá nhiều quan
chức trong giới văn nô ở Hà Nội tưởng rằng làm như thế sẽ trở thành nhà
văn cầm cạc ở Hà Nội một ngày nào đó; nhưng không ngờ bọn xỏ lá này đi
ăn đi chơi thì đi, còn đăng bài thì dè dặt lắm, chỉ đăng những bài vô
thưởng vô phạt và chỉ cho ký bút hiệu tắt ĐT mà thôi.
Hơn 30 năm bon chen làm lý luận văn học, làm phê bình văn học, ngược
xuôi khá vất vả, sự nghiệp của Đặng Tiến không hơn một cuốn sách bàn
chuyện văn chương chữ nghĩa bị đời chê là lẩm cẩm. Đặng Tiến quay ra
viết chân dung văn học.
Với lối văn khệnh khạng kiểu ta đây, kiểu bố thằng kẻ trộm, Đặng Tiến
viết về thiên hạ thì ít, viết về mình nhiều hơn, thôi thì đủ thứ sách
vở được đưa ra triển lãm trong bài viết khiến người đọc hoa cả mắt.”
“Ghi chú của nhà xuất bản: Đặng Tiến còn có bút hiệu Nam Chi. Sinh ngày
30.3.1940 tại Đà Nẵng, Quảng Nam, du học tại Pháp từ năm 1966. Hiện
định cư tại Pháp. Tác phẩm đã xuất bản: Vũ Trụ Thơ (Giao Điểm, 1972).”
[100 KMVNS trang 91 và 92]
22. Hà Thượng Nhân, nhà
thơ trào phúng bất đắc dĩ:
“Hà Thượng Nhan họ tên trong căn cước là Phạm Xuân Ninh, nhưng tên cha
mẹ đẻ lại là Nguyễn Sĩ Trinh. Cái tên Hà Thượng Nhân ra đời khi chủ
nhân của nó mang cấp hàm Thiếu tá đồng hóa Quân Đội Quốc Gia và đảng
viên đảng Cần Lao Nhân Vị của lãnh tụ Ngô Đình Nhu cùng Phạm Việt
Tuyền và Lê Văn Tiến với sự yểm trợ của bác sĩ mật vụ Trần Kim Tuyến
“cướp” tờ báo Tự Do của đám Tam Lang, Đinh Hùng, Mặc Thu, Mặc Đỗ nên
Phạm Xuân Ninh đã sáng tác ra bút hiệu Hà Thượng Nhân để phụ
trách mục thơ trào phúng Đàn Ngang Cung thay Thần Đăng bút hiệu của nhà
thơ Đinh Hùng. Theo những người thân của Phạm Xuân Ninh thì ông vốn là
cán bộ Việt Minh ở Thanh Hóa, từng cùng nhà thơ Hữu Loan đi cướp chính
quyền ở Thanh Hóa năm 1945, do đó khi dinh tê về Hà Nội ở nhờ nhà ông
Đốc học Phạm Xuân Độ đã xin làm con nuôi ông Đốc học Phạm Xuân Độ, rồi
đổi tên là Phạm Xuân Ninh và năm 1954 nhờ là em cột chèo với luật sư Lê
Ngọc Chấn nên khi luật sư Chấn làm Bộ trưởng Phụ tá Quốc Phòng trong
chính phủ Ngô Đình Diệm, ông này đã nhân danh Bộ trưởng phụ tá Bộ Quốc
Phòng ký Nghị định đồng hóa Phạn Xuân Ninh làm Đại úy Quân Đội Quốc
Gia.”
[100 KMVNS trang 116, 117]
24. Hải Bằng nhà báo không
chấp nhận nói dối:
… “Vợ chồng Hải Bằng dù bận trăm công ngàn việc đã bỏ hết, giúp
đỡ Nguyễn Ngọc Hạnh hoàn thành bức ảnh “Vá Cờ”.
“Chụp xong bức ảnh “Vá Cờ”, Nguyễn Ngọc Hạnh được giải thưởng Văn Học
Nghệ Thuật Quốc Khánh (dỏm) của Mặt Trận Phở Bò. Sau đó một thời gian,
bỗng nhiên người ta thấy Mặt Trận Phở Bò tung ảnh “Vá Cờ” ra bán
với mục đích quyên tiền nói là để giải phóng và cứu quốc hay dể làm gì
đó vợ chồng Hải Bằng không hề quan tâm; nhưng Nguyễn Ngọc Hạnh và Mặt
Trận Phở Bò lại dựng lên một câu chuyện thương tâm (bài này do chính
Hoàng Cơ Định viết) nói là nhân vật ngồi vá cờ trong hình là quả phụ tử
sĩ và bức ảnh vá cờ Nguyễn Ngọc Hạnh chụp ở Huế sau Tết Mậu Thân. Nay
Mặt Trận in hình Vá Cờ bán lấy tiền giúp cho người quả phụ tử sĩ còn cơ
cực ở Việt Nam. Thấy chuyện gian dối và láo toét đến như vậy nên vợ
chồng Hải Bằng không thể chấp nhận được đã phải lên tiếng nói rõ người
trong hình là nhà báo vợ Hải Bằng chứ chưa bao giờ là “quả phụ tử sĩ”
cả và hình chụp tại nhà Hải Bằng ở Mỹ chứ không hề chụp ở Huế bao giờ.
Mấy ông Mặt Trận Phở Bò hung hăng con bọ xít hăm dọa vợ chồng Hải Bằng
đòi phải im tiếng. Bọn chúng lau nhau lên diễn đàn Liên Mạng như bầy
chó cạy đông cắn hùa, còn chụp mũ cho Hải Bằng là VC.”
[100 KMVNS trang 121]
25. Hoài Điệp Tử, nhà văn,
nhà báo chết cho Tự Do Ngôn Luận.
… “Hoài Điệp Tử là nhà báo thứ ba nằm
trong nghi vấn bị bọn Mặt Trận
Phở Bò tàn sát. Người thứ nhất là nhà báo Đạm Phong. Người thứ hai là
nhà báo Lê Triết. Và người thứ ba là Hoài Điệp Tử. Nhưng giết
tới người
thứ ba là Mặt Trận Phở Bò mạt luôn, bằng chứng là người cầm đầu tổ chức
mafia này cũng đã phơi xác và tổ chức bịp cũng bị phơi bày trước ánh
sáng công luận và nhóm người này cũng bị chia thành năm bè bảy phái và
xóa tên, cải danh, cải tánh để biển lận nuốt trọn số tiền máu và nước
mắt của đồng bào hải ngoại nặng lòng với việc đấu tranh giải thể chế độ
cộng sản ở quê nhà đóng góp.”
[trang 126, 127]
57. Nguyễn Ngọc Ngạn, nhà
văn bán miệng… nuôi trôn!
… “Một ông nhà văn nọ đã chuyển nghề làm người giới thiệu chương trình
ca nhạc. Một hôm gặp một ông nhà văn bạn đang mở một nhà hàng để sinh
sống tại một thành phố nhỏ.
Ông nhà văn MC hỏi:
- Ủa! Sao ông lại đổi nghề đi bán phở là thế nào?
Ông nhà văn kia trả lời:
- hì cũng như anh đổi sang nghề “bán miệng nuôi trôn” đấy thay!
Ông MC mặt đỏ như gấc, bèn tìm cách chuồn cho nhanh.
[trang 263]
62. Nguyễn Tuân, nhà văn
không vượt được cái bóng “Vang Bóng Một
Thời”.
… “… Nguyễn Tuân.. khóc và nói với Vũ Bằng: “Cái ngu nhất trên đời
Nguyễn Tuân là nhắm mắt làm văn nô cho cộng sản, vừa sống cực hơn chó,
vừa nhục nhã trăm điều. Làm đầy tớ bọn ngu thật chẳng ra làm sao cả.”
… “Nguyễn Tuân… nói với Tam Lang rằng: “Thằng thực dân Pháp nó
còn cho anh viết Tôi Kéo Xe, còn cho tôi viết Vang Bóng Một Thời, chứ
bọn cộng sản thì đừng có hòng, anh may mắn hơn đàn em được sống thoải
mái 20 năm có chết cũng nhắm mắt được; chứ Tuân chết ân hận lắm, không
làm sao nhắm mắt được. Ân hận vì lỡ một thời làm “văn chương tôi đòi”
mà bọn chủ thì lại chẳng ra chủ, chỉ là một lũ chó má phàm phu tục tử,
vừa ngu vừa dốt, vừa khùng. Tuân đau lắm anh ơi!”
[trang 278]
[Nhân đây cũng xin mở một dấu ngoặc để được phát biểu thêm rằng không
biết đến ngày nào, ở hải ngoại này, bọn văn nô, thi nô, bồi bút chó má,
trí thức mơ ngủ chạy theo đám băng đảng mafia Phở Bò Việt Tân mới tỉnh
ngộ, phục hồi nhân phẩm, biết tìm về đường ngay nẻo thẳng cho bớt cái
nỗi nhục nhã phải làm tay sai cho bọn tay sai Cộng Sản nằm vùng hoạt
động phá hoạt ở hải ngoại hôm nay (Ghi Chú của Hồ Công Tâm)]
64. Thích Nhất Hạnh: Nhà
sư “tiếp cận” nữ giới!
… “Có người lên án Nhất Hạnh là nhà sư phá giới khi chủ trương nam nữ
tu sĩ Phật giáo quan hệ thoải mái, có gia đình thoải mái, sinh hoạt
tình dục thoải mái vợ chồng con cái đề huề. ..”
… “Người ta gọi nhà sư Nhất Hạnh là một hiện tượng tu hành giống như
hiện tượng tu hành của Vô Thượng sư Thanh Hải, một người nữ ngạo mạn tu
hành kiểu làm dáng có nhiều đời chồng, chỉ lấy Phật giáo làm phương
tiện kinh doanh làm giàu cho cá nhân. Vô Thượng sư Thanh Hải đã khiến
cho đạo Phật chịu nhiều tiếng xấu. Nhất Hạnh cũng làm cho Phật giáo
mang tiếng xấu không ít.”
… “Nhà thơ Thảo Đường Cư Sĩ ở Charlotte, North Carolina có
mấy vần thơ “khen” Nhất Hạnh như sau:
Thiền Sư Nhất Hạnh
Tu chi nhất hạnh vẫn chưa xong
Phá giới ni cô lại lấy chồng
Lập khối tân tăng thầy có vợ
Trầm luân sắc dục há chân không
Thiền sư nhất chỉ thấu chân không
Oan nghiệt sanh con để nối giòng
Quả báo muôn đời trong địa ngục
Mê đồ đệ tử có Tây Đông
(Thảo Đường Cư Sĩ)
[trang 287, 288]
66. Nhật Tiến, nhà văn
đánh đu với quỷ dữ:
… “Thế rồi cộng sản Việt Nam đổi mới cộng sản Việt Nam tuyên bố cởi
trói cho văn nghệ sĩ. Nhật Tuấn, em ruột Nhật Tiến được Dảng yêu
cầu làm tuyên vận chiêu dụ Nhật Tiến về nước. Và, Nhật Tiến đã nghe lời
em về nước tham gia phong trào văn nghệ “hòa hợp hòa giải dân tộc”, khi
trở về Mỹ cổ vũ cho đường lối văn nghệ quên quá khứ, hướng về tương lai
không đả động gì tới chế độ cộng sản phi nhân chống lại con người,
chống lại dân tộc, chống lại đất nước ở Hà Nội nữa, chỉ viết những
chuyện vô thưởng vô phạt.”
[trang 298]
68. Phạm Duy, chàng nhạc
sĩ đầy tai tiếng:
… “Dù bị dư luận lên án đủ điều, Phạm Duy vẫn cứ sống, cứ làm việc.
thiên hạ nói rằng Phạm Duy là con ngoại hôn của bà Phạm Duy Tốn [vì lúc
bà Tốn có thai Phạm Duy, ông Tốn bị tai biến mạch máu não bán thân bất
toại, bà tốn ngoại tình với bạn của chồng là nhà giáo Trần Trọng Kim,
mang thai Phạm Duy] loại con ngoại hôn thú thường bất trị, …”.
… “Phạm Duy về mua nhà ở Sài Gòn tổ chức đêm nhạc Ngày Trở Về. Thiên hạ
ồn ào lên án Phạm Duy là người không có liêm sỉ, nhổ rồi lại liếm. Phạm
Duy bỏ ngoài tai mọi sự đàm tiếu của thiên hạ, vẫn nhơn nhơn sống!”
“Nhà thơ Hà Huyền Chi, trong một bài phỏng vấn của Đài Phát Thanh Quê
Hương Arizona, khi được hỏi nếu chỉ cần tóm gọn trong 5 chữ để mô tả
nhạc sĩ Phạm Duy, nhà thơ đã cho là Phạm Duy: Kẻ có tài, vô hạnh!
Nhà thơ Hồ Công Tâm đã có thơ “khen” tài nhổ rồi lại liếm của Phạm Duy
như sau:
Phạm
Duy Hồi Hương
Tráo trở thiên tài mắt chửa đui
Nhổ ra liếm lại sạch như chùi
Lập trường chính trị xem đồ bỏ
Danh vọng tiền tài ngỡ trở lui
Di tản (!) tưởng xa bày quỷ đỏ
Hồi hương (!) phỏng được mấy ngày vui!
Thân già muối mặt van xin đảng
Liêm sỉ buông trôi thật ngậm ngùi!
(Hồ Công Tâm, trích Thi Tập Một Thời Lưu
Vong)
[trang 305, 306]
71. Đức Phổ, nhà thơ làm
thầy Số Tử Vi:
… “Làm thơ chẳng ra làm sao nhưng Phổ Đức đi đâu cũng khệnh khạng ta
đây là người làm thơ cùng thời với Đinh Hùng khiến có một lần Hoàng
Hương Trang đã nổi cơn tam bành chửi cho một trận tắt bếp: nào thi sĩ
gì loại bám váy vợ, đầu lúc nào cũng bóng lộn như váy lĩnh Mỹ A vậy!
Cùng thời với Đinh Hùng hay điếu đóm Đinh Hùng phải nói cho rõ!”
[trang 326]
79. Thế Phong, nhà nghiên
cứu văn học viết không chính xác.
… “Chuyện Thế
Phong mang tiếng nhất ở đời này là viết bài ca ngợi nhà
thơ Tố Hữu là nhà thơ dân tộc và là nhà thơ lớn của dân tộc Việt.”
“… một kẻ vong bản như Tố Hữu khóc Staline hơn khóc cha, bị mọi người
khinh khi, nguyền rủa mà xưng tụng là nhà thơ lớn của dân tộc thì chỉ
có một mình Thế Phong có cái can đảm ấy, cái can đảm nâng bi bợ đỡ
không thua gì các văn thi sĩ trong dòng văn chương tôi đòi, hạ đẳng của
cộng sản.”
[trang 383]
91. Uyên Thao, nhà phê
bình văn học bất túc.
… “Uyên Thao trốn
tránh vào lịch sử, viết những đề tài dã sử để mập mờ
đánh lận con đen hòng “đi đêm” với bọn Việt Cộng phi nhân và lén lút
nhiều lần về Sài Gòn, về Đà Lạt xin chút cháo”.
“Con người ta sống ở đời cứ nhắm mắt sống bừa, sống lấy được thế mà dám
xông vào địa hạt văn học nghệ thuật bằng những trò tiểu xảo như Uyên
Thao thì sớm muộn cũng bị lật tẩy thôi.
“Nhắc tới Uyên Thao, văn giới, báo giới ở Sài Gòn trước năm 1975, ai
cũng ngoảnh mặt quay đi nhổ nước bọt vì ghê tởm chuyện Uyên Thao ghen
ăn tức ở sao đó đã sai sát thủ đi bắn chết tươi nhà thơ nhà báo Vân Sơn
Phan Mỹ Trúc. Ai cũng gọi Uyên Thao là quân giết người và tẩy chay
không một người nào chịu bắt tay Uyên Thao cả”.
[trang 442, 443]
Tác phẩm 100 Khuôn Mặt Văn
Nghệ Sĩ do Hồ Nam và Vũ Uyên Giang biên
soạn, gồm nhiều tập, mỗi tập đề cặp tới 100 tác giả nhà văn nhà thơ
Việt Nam xuất hiện sinh hoạt trong khoảng nửa thế kỷ qua (1954-2006] là
một tập tài liệu đồ sộ, rất cần thiết cho bất cứ ai muốn tìm hiểu bề
sâu và bề rộng của các sinh hoạt văn học nghệ thuật Việt Nam, đặc biệt
là Miền Nam Việt Nam trước và sau năm 1975 cũng như ở Hải Ngoại ngày
nay. Những tài liệu sống, với đầy rẫy những dữ kiện sinh
động nếu
không có người bỏ công phu sưu tập thì thực là một sự thiếu sót,
thiệt thòi chẳng những cho chúng ta hôm nay mà cho cả các thế hệ sau
này muốn tìm hiểu và tiếp tục sự nghiệp cầm bút của một thế hệ đàn anh
đàn chị vậy.
Austin, February 11, 2007
Hồ Công Tâm
Mua
sách 100 Khuôn Mặt Văn Nghệ sĩ Xin liên lạc về : Nhà xb ĐẤT SỐNG . Ô.
VINH NGUYỄN- 14391 Washing ton Ave. - San LeanDro, CA94578. Tel: (510)
277-2518 eMail datsong2@yahoo.com
/ vuuyengiang@sbcglobal.net
|
|